in

VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP XÉT TỪ GÓC DỊCH THUẬT

VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP XÉT TỪ GÓC DỊCH THUẬT

CULTURE AND LANGUAGE IN COMMUNICATION IN TRANSLATION

Nhóm nghiên cứu dich thuật

Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt:

Bài báo giới thiệu sơ lược nhiều khía cạnh văn hóa và ngôn ngữ nhằm cung cấp cho người dịch (biên/phiên dịch) nói riêng và sinh viên ngoại ngữ nói chung sự hiểu biết hơn về giao tiếp qua các nền văn hóa (phong cách giao tiếp lời nói, ngôn ngữ và thế giới quan). Bài báo cũng nghiên cứu phạm trù lịch sự của Brown và Levinson và phương châm hội thoại của Grice và đặt biệt quan niệm ‘lễ phép’ trong giao tiếp ở các cộng đồng nói năng của các nền văn hóa Phương Đông vốn bị chi phối bởi lễ giáo Khổng Tử và các quy tắc hành vi của nó để dịch hình thái xưng hô và vấn đề giao văn hóa như tình dục, lời khen.

Abstract:

The paper briefly presents many aspects of culture and language to provide translators/interpreters in particular and students of forein languages in general with a greater awareness of communication across cultures (verbal communication styles, language and worldview). The paper also looks at politeness proposed by Brown and Levinson and Gricean maxims and especially the concept ‘deference’ in in communication in speech communities of Eastern cultures always determined and controlled by Confucianism and its rules of behaviour in the translation of address forms and cross-cultural communication problems such as sex language and compliments.

Keywords: culture, language, cross-cultural, verbal communication, deference.

I. Mở đầu

Xin mở đầu bài viết bằng những ví dụ sinh động của Wilaiwan Kanittanan trong một bài viết về giảng dạy ngôn ngữ [9]. Những ví dụ này, dù liên quan đến chuyện văn hóa và ngôn ngữ từ tiếng Thái sang tiếng Anh cụ thể là cách thức ‘chào hỏi’, ‘xưng hô’, ‘trò chuyện’… nhưng những đặc trưng văn hóa và ngôn ngữ ở tiếng Thái từ những ví dụ này lại có nét tương đồng với tiếng Việt và có khác biệt khi đối chiếu với tiếng Anh.

a. Chào hỏi

Một sinh viên Thái gặp giáo viên dạy tiếng Anh của mình trên đường tới một hiệu sách và chào hỏi thầy mình.

– Good morning, Mr Johnson. Where are you going?

b. Xưng hô

Một sinh viên Thái trẻ đang mừng lễ Giáng sinh với một gia đình người Mỹ

Chủ nhà: Sunne why don’t you just call me ‘Mary’? Mrs Watson sounds very

formal.

Sunne: Yes, thank you, Mrs Watson.

c. Trò chuyện

Khi trò chuyện, người Thái đôi khi hỏi những câu hỏi mà ở nền văn hóa Thái rất

đỗi bình thường nhưng với người phương Tây thấy rất ư riêng tư.

– Người Thái: Yes, you have spent quite a long time in Asia and how old are you now?

d. Ngôn ngữ mang tính quy quy thức giao tiếp

– Người phương Tây: I just won a scholarship.

– Người Thái: We have to celebrate. You have to give me a treat.

II. Nội dung

1. Văn hóa và ngôn ngữ

1.1 Văn hóa và từ vựng

Trong tiếng Anh, ta có thể nói ‘You should talk to my brothers in the corner’. Tuy nhiên, theo Condon và Yousef [4] việc dịch từ ‘brother’ sang tiếng Nhật lại không dễ dàng chút nào ở câu trên. Đơn giản là vì ở tiếng Nhật, không chỉ có một từ duy nhất để chỉ từ brother. Tiếng Nhật có từ ‘anh’ (older brother), từ ‘em’ ( younger brother) và một từ khái quát gần gần với từ ‘sibling’ (anh/chị/em) và từ này được dùng nhiều hơn nhưng không tương đương chính xác với từ ‘brother’.

1.2 Văn hóa và từ xưng hô

Ai từng học tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Nga ắt sẽ phải lúng túng khi phải

chọn lựa giữa một ‘you’ (trang trọng) và một ‘you’ (thân mật). Ở tiếng Anh lại

không có sự phân biệt như vậy. Lyons [8] (dẫn theo Hatim và Mason) nghiên cứu hình thái xưng hô ‘tu’ (thân mật) và ‘vous’ (trang trọng) trong kiệt tác nổi tiếng của Tolstoy ‘Anna Karenina’ trong đó các nhân vật thuộc giới quý tộc Nga thường sử dụng hình thái xưng hô ‘tư’ và ‘vư’ tùy theo mối quan hệ vốn có của họ, phản ánh sự thay đổi tình cảm và tâm lý nhưng đôi lúc họ cũng chuyển sang tiếng Pháp mà giai cấp xã hội của họ chỉ cho phép dùng hình thái xưng hô ‘vous’, bằng cách này họ tránh sự lựa chọn giữa hai hình thái xưng hô tiếng Nga ‘vư’ được xem là quá trang trọng đến lạnh lùng và ‘tư’ quá đỗi thân mật vì vậy nguy hiểm. Đáng lưu ý bản dịch tiếng Anh của tác phẩm ‘Anna Karenina’ đã không chuyển được ý nghĩa của việc chuyển đổi từ ‘tư’ sang ‘vư’.

1.3 Văn hóa và giao tiếp

Các hãng bảo hiểm Nhật khuyên người mua bảo hiểm của hãng khi đang du lịch ở Mỹ cần phải tránh lối hành xử đậm chất văn hóa của con người Nhật là luôn mồm nói “ xin lỗi” nếu họ bị liên đới vào một tai nạn giao thông . Ở Nhật ‘xin lỗi’ là một hành vi truyền thống để biểu hiện thiện ý và giữ gìn mối hòa thuận trong xã hội ngay cả khi người xin lỗi không có lỗi gì cả. Nhưng ở Mỹ lời xin lỗi được xem là nhận tội và có thể đưa đến việc du khách Nhật chịu trách nhiệm về tại nạn đó mà đáng ra lỗi không thuộc về họ.

1.4 Văn hóa và ngôn ngữ không lời

Một vòng tròn đươc hình thành với ngón tay cái với ngón tay trỏ, một cử chỉ hết sức phổ biến tại Mỹ. Đối với người Mỹ: Mọi sự đều tốt đẹp. Đối với người Nhật: Bạn đang nói về tiền bạc. Đối với người Pháp: Cái gì đó không giá trị. Đối với người Hi Lạp: Đó là một cử chỉ tục tĩu. Vậy người Mỹ bằng cách dùng cử chỉ không lời đó có thể vô tình xúc phạm người Hy Lạp.

1.5 Văn hóa và dịch thuật

Ai biết đã từng thử dịch ý tưởng từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác đều biết sự giao tiếp qua các nền văn hóa có thể là một thách thức. Một bản dịch vụng đôi lúc có thể gây sự buồn cười. Ví dụ: một loại sữa đặc có nhãn hiệu là ‘Pet’ của người Mỹ được hãng sản xuất vô tình giới thiệu vào thị trường nói tiếng Pháp mà không hề biết rằng từ ‘pet’ trong tiếng Pháp có nghĩa là ‘đánh rắm’.

1.6 Văn hóa và ngôn ngữ tình dục

– ‘That’s why Ken’s fucking me?’

– ‘Threesomes are huge right now’ – ‘They’re the blow job of the 90’s’

– ‘Oral sex is God’s gift to women. You can get off without a worry of pregnancy’

-‘But if you don’t go down on him, how do you expect him to go down on you?’

– ‘What was the blow job of the 80’s? – ‘Anal sex’

– ‘I only give head to get head’ – ‘Me, too’

– ‘Blow job tug of war’

– ‘Will you at least lick my balls?’

Trích trong phim ‘Sex and the city’

1.7 Văn hóa và câu mở đầu cuộc hội thoại qua điện thoại

Theo Edward [6], ở Pháp, lời mở đầu trong giao tiếp qua điện thoại thường bao gồm lời xin lỗi vì người Pháp cho rằng mình đã xâm phạm đời tư của ai đó.

– Người được gọi: Allô?

– Người đang gọi: Allô? Je suis désolé de vous déranger. Est-ce que j’peux parler à Marie-France? (‘Hello? I’m terribly sorry for disturbing you. Can I speak to Marie-France?’)

Trong giao tiếp qua điện thoại ở Mỹ, lời mở đầu như trên là không phổ biến. Như vậy, trong hai nền văn hóa tương đối giống nhau nhưng lời mở đầu trong giao tiếp qua điện thoại lại khác nhau. Kết quả là người Pháp nhận thấy người Mỹ là bất lịch sự thì người Mỹ lại thấy lúng túng bởi lời xin lỗi của người Pháp mà họ cho là quá khách sáo và không có nghĩa.

1.8 Văn hóa và kinh doanh

Khi quảng cáo xà phòng Camay tại Nhật vào năm 1983, Procter & Gamble đã gặp một trở ngại bất ngờ trong một pha quảng cáo thương mại trên truyền hình. Khi một phụ nữ Nhật đang thư giản trong bồn tắm xa xỉ đầy bọt xà phòng thì người chồng bước vào và hỏi xà phòng vợ đang dùng là loại gì. Pha quảng cáo này vốn rất được ưa thích tại Mỹ và các nước Châu Âu nhưng tại Nhật thì thất bại hoàn toàn vì ở Nhật người ta thường phản đối người đàn ông bước vào phòng khi phụ nữ đang tắm cho dù người đó là vợ mình.

2. Văn hóa là gì? Ngôn ngữ là gì?

Để làm rõ các vấn đề nêu trên, cơ sở lý thuyết quan trọng nhất là trả lời câu hỏi: Văn hóa là gì? Ngôn ngữ là gì? Có hay không, những ảnh hưởng văn hóa đối với ngôn ngữ? Kế đến là dùng một số quan niệm về ngôn ngữ để giải mã vấn đề văn hóa trong giao tiếp. Xin trích một số nhận định về văn hóa và ngôn ngữ dù rất ngắn gọn nhưng ở mức độ nào đó đã trả lời một phần các câu hỏi trên.

– Mọi hành vi văn hóa đều có tính khuôn mẫu. [E.Sapir, dẫn theo R.Lado,7]

– Các nền văn hóa là hệ thống được cấu kết các hành vi có tính khuôn mẫu. [7]

– Ngôn ngữ có tính biểu tượng. [4]

– Ngôn ngữ là tinh thần dân tộc. [ Humboldt, dẫn theo Nguyễn Văn Chiến , 10]

– Ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là một chuỗi các biểu tượng có các tính chất võ

đoán mà qua đó các ý tưởng được diễn tả. Ngôn ngữ là sự ảnh hưởng quan trọng đối với văn hóa, là một trong những biểu tượng chứa cảm xúc nhất của nền văn hóa và một dân tộc [4].

– Trước khi đi vào vấn đề, ta hãy thử xem câu hỏi ‘Where are you going?’(phần mở đầu, mục a) dưới góc độ các nhận định văn hóa và ngôn ngữ vừa nêu. Câu hỏi này dù hết sức quen thuộc với người Thái nhưng khiến cho người giáo viên Anh lúng túng tìm câu trả lời. Thực ra người Thái không quan tâm việc ‘Thầy giáo đi đâu ?’ Câu hỏi này là một lời chào và xét về mặt chức tương đương với câu ‘how are you?’ Đây là một trong những chức năng quan trọng trong giao tiếp : ‘chức năng đưa đẩy’ (Phatic communion) do nhà nhân chủng học Malinowski đặt tên . Dù có vẻ như phổ quát nhưng chức năng này thay đổi từ nền văn hóa này đến nền văn hóa khác ở một vài khía cạnh.Trước hết các biểu thị hình thái rất đặc ngữ và khác nhau. Nhiều câu đưa đẩy là những cấu trúc lạ lẫm như (how do you do?). Một số sử dụng khuôn mẫu như ‘Hello’ trong tiếng Anh và rất nhiều dạng khác là câu hỏi và câu trả lời. Mặc khác nếu người ta không quen thuộc với hình thái và chức năng của các khuôn mẫu như thế thì việc trả lời các câu hỏi có chức năng “đưa đẩy” này có vẻ như không mấy dễ dàng gì. Người nói tiếng Anh có thể bị ngạc nhiên khi biết rằng một số người nói tiếng Anh không phải là dân bản ngữ thường phải suy ngẫm khi được hỏi ‘How are you?’ hoặc ‘How are things?’. Vậy, còn lâu một số người Anh, Mỹ, Úc đang ở Việt Nam, Nhật, Thái mới biết được rằng câu hỏi: ‘Anh/ chị đi đâu đấy?’ có chức năng giống như : ‘Anh/chị sức khỏe thế nào?’. Ở Nhật câu trả lời thông thường là: ‘Đi đây một tí (Chotto soko made)’. Người Việt theo Trần Ngọc Thêm [13] ‘Bác đi đâu đấy?’… Hỏi mà không cần trả lời, nghe trả lời và hoàn toàn hài lòng với những câu trả lời kiểu Nhật: ‘Tôi đi đằng này một tí’ hoặc trả lời bằng cách hỏi lại: ‘Cụ đang làm gì đấy?’ Đáp: ‘Vâng, Bác đi đâu đấy?’. Nguyễn Văn Chiến [10] nhận xét cú phát ngôn: ‘ Cậu đi đâu đấy?’ hay ‘Anh/chị đã ăn sáng chưa?’ là những hành vi văn hóa có tính khuôn mẫu: Lời chào hỏi ở người Việt Nam. Mặc dù, trên cấu trúc hình thức, có những phát ngôn là câu hỏi. Thoạt nhìn, bài báo đề cập khá nhiều khía cạnh văn hóa và ngôn ngữ nhưng tựu trung bài báo chỉ giới hạn trong việc dịch từ xưng hô và ngôn ngữ tình dục xét dưới góc độ phép lịch sự.

2. Các phong cách văn hóa giao tiếp bằng lời nói

Theo Adler và Rodman [1] mỗi một ngôn ngữ có một phong cách độc đáo của riêng mình mà phân biệt nó với các ngôn ngữ khác. Và khi giao tiếp dùng phong cách lời nói từ một nền văn hóa này tới một nền văn hóa khác thì các vấn đề sau đây có thể xảy ra.

2.1 Trực tiếp (nói thẳng vấn đề)-Gián tiếp(nói quanh co)

Nhà nhân chủng học Edward [1] nhận diện hai cách thức văn hóa khác biệt khi sử dụng ngôn ngữ. Cách thức thứ nhất được gọi là ‘low-context cultures’ (Những nền văn hóa sử dụng ngôn ngữ chủ yếu để diễn tả ý tưởng càng rõ, càng logic càng tốt). Đối với người giao tiếp sử dụng phương thức này, ý nghĩa của lời nói nằm ở từ được nói ra. Trái lại ‘high- context cultures’ là những nền văn hóa xem ngôn ngữ là cách thức giữ gìn sự hòa thuận chứ không gây lúng túng cho người khác bằng cách nói thẳng. Người giao tiếp thuộc các nền văn hóa này biết cách khám phá nghĩa từ ngữ cảnh mà thông báo được phát đi. Người Mỹ và Canada coi trọng việc nói thẳng và tỏ vẻ thiếu kiên nhẫn với lối nói vòng vo. Trái lại, người Nhật, người Triều Tiên ưa thích khuôn mẫu ‘high- context’. Vì ở những nền văn hóa này việc giữ gìn sự hòa thuận vốn rất được coi trọng và người giao tiếp sẽ kị việc nói thẳng vốn được coi là hành vi đe dọa thể diện người khác. Ví dụ, từ ‘không’ (no) hiếm khi được sử dụng trong giao tiếp và có thể được thay thế bởi ‘hơi khó một chút’ (a bit difficult). Từ ‘đồng ý’ cũng có thể không đồng ý nhưng chỉ hàm ý rằng người ta hiểu lời thỉnh cầu. Ví dụ ‘Tôi sẽ xem xét về điều đó’ (I’ll think about it). Đối với người Mỹ sẽ có nghĩa là có một khả năng chấp nhận trong khi với một người Nhật lại có thể là một cách nói lịch sự thay vì nói ‘không’.

2.2 Tỉ mĩ (lê thê)-Súc tích (cô đọng)

Được biết người nói tiếng Ả Rập thường sử dụng ngôn ngữ phong phú hơn, biểu cảm hơn hầu hết người giao tiếp dùng Tiếng Anh. Sự quả quyết và cường điệu quá thái có vẻ như nực cười trong tiếng Anh lại là nét đặc trưng phổ biến ở tiếng Ả Rập. Để chuyển được nghĩa mình đã rất “no”, người khách phải tiếp tục lập đi lập lại từ ‘không’ một vài lần kèm theo một lời thề như: ‘Thượng đế ơi!’ hoặc ‘Xin thề có thượng đế’. Tính súc tích có thể nhận diện được ở nền văn hóa mà sự im lặng được coi trọng. Ví dụ ở các nền văn hóa người da đỏ. Cách thức phổ biến nhất để giải quyết các tình huống xã hội mơ hồ là giữ im lặng.

2.3 Trang trọng-Thân mật

Tính thân mật đặc trưng cho các mối quan hệ ở các nước như Mỹ, Canada và Úc hoàn toàn khác biệt với tính trang trọng, nói nôm na là việc ý tứ trong việc sử dụng từ ngữ thích hợp ở các nước phương Đông. Lấy Hàn Quốc làm ví dụ. Ngôn ngữ nước này phản ánh hệ thống tầng bậc mối quan hệ theo quan điểm Khổng giáo. Vì vậy nó có các từ vựng đặc biệt dành cho các giới tính khác nhau, mức độ thân mật khác nhau …. Ví dụ có nhiều mức độ trang trọng khác nhau để nói chuyện với người lớn tuổi, người thân quen và người hoàn toàn xa lạ.

3. Ngôn ngữ và thế giới quan

Có hai quan niệm được các nhà ngôn ngữ học đề xuất a) Thuyết quyết định ngôn ngữ b) Thuyết tương đối ngôn ngữ.

3.1 Thuyết quyết định ngôn ngữ

Quan niệm rằng thế giới quan của một nền văn hóa được hình thành và phản ánh bởi ngôn ngữ các thành viên của ngôn ngữ đó nói. Ví dụ nổi tiếng nhất về thuyết này là quan niệm người Eskimo có một số lượng lớn từ vựng để chỉ từ ‘Tuyết’ (ước tính có đến 100 từ).

3.2 Thuyết tương đối ngôn ngữ

Thuyết này cho rằng ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đến nhận thức người sử dụng nó. Như một học giả đã nói: ‘Cái khác biệt giữa các ngôn ngữ là không ……. .Một khía cạnh của thuyết tương đối dễ dàng dược chứng minh vì chúng ta có thể chỉ một số vật mà chắc chắn diễn tả các nghĩa ở một số ngôn ngữ liên quan đến các nền văn hóa khác nhau .Ví dụ một số ngôn ngữ có một số từ không có tương đương chính xác trong tiếng Anh . Ví dụ: Lao (quan thoại Bắc kinh): một danh xưng tôn kính để gọi người lớn tuổi cho ta thấy tầm quan trọng của họ trong gia đình và xã hội.

3.3 Ký hiệu học

Một quan điểm hữu ích khác về ngôn ngữ do Moris đề xuất được gọi là kí hiệu học. Theo Moris, kí hiệu học gồm ba ngành: a) cú học, b) nghĩa học, c) dụng học và trong dụng học chúng tôi đặc biệt chú ý ‘phép lich sự’ của Brown và Levinson và nguyên lí ‘hội thoại’ của Grice để nghiên cứu một số vấn đề về văn hóa và ngôn ngữ trong bài báo này.

3.3.1 Phép lịch sự và quan điểm của Brown và Levinson

Nói tới nguyên lí lịch sự là nói tới khái niệm thể diện. Brown và Levinson [3] phân biệt hai loại thể diện:

-Thể diện dương: Mong muốn có sự đồng tán, yêu thích tức là bản thân khẳng định được sự đồng tình và tôn trọng của người khác.

-Thể diện âm: Không mong muốn người khác áp đặt cho mình tức là hành vi của mình không gặp phải trở ngại tức người khác.

Trong nghiên cứu phép lịch sự, Brown và Levinson phân biệt chiến lược lịch sử dương: (Chiến lược biểu thị tính gần gũi, thân mật và quan hệ tốt đẹp giữa người nói và người nghe) với chiến lược lịch sử âm: (Chiến lược chỉ khoảng cách xã hội giữa người nói và người nghe). Các từ ngữ chỉ phép lịch sự gồm các khác biệt giữa lời nói trang trọng và lời nói thân mật và việc xử dụng hình thái xưng hô. Tuy nhiên, trong nghiên cứu ngôn ngữ, phép lịch sự được biểu thị ở hai điểm chính sau :a) Ngôn ngữ biểu thị như thế nào, khoảng cách xã hội giữa người nói và các mối quan hệ đóng vai trò khác nhau giữa họ. b) Hành thể diện, tức là cố gắng thiết lặp duy trì và giữ thể diện trong khi trò chuyện được thực hiện như thế nào trong một số cộng đồng nói năng. Các ngôn ngữ khác nhau ở chỗ chúng diễn tả phép lịch sự như thế nào. Trong việc diễn tả phép lịch sự qua việc sử dụng hình thái xưng hô cụ thể, tiếng Anh và tiếng Việt khác nhau ở các đặc điểm chính sau. Tiếng Anh thuộc về các ngôn ngữ diễn tả phép lịch sự dựa vào cá nhân, tiếng Việt dựa thuộc các ngôn ngữ diễn tả phép lịch sự dựa vào các chiến lược lịch sự quy định bởi các chuẩn mực xã hội. Chính vì vậy ở tiếng Anh phép lịch sự cần được tập trung nghiên cứu nhưng ở tiếng Việt, cái gọi là lễ phép (deference) phải đặc biệt chú trọng. Lễ phép trong giao tiếp ở các cộng đồng nói năng Phương Đông thường bị chi phối bởi lễ giáo Khổng Tử. Đây chính là khác biệt chủ yếu về ngôn ngữ qua các nền văn hóa giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Điển hình nhất là khi xem xét cặp đại từ xưng hô ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai trong tiếng Anh “I và You” khi đem so sánh đối chiếu với tiếng Việt thì ngoài một số đại từ ngôi một và ngôi hai thì hệ thống xưng hô tiếng Việt còn sử dụng từ thân tộc (kinship) có số lượng gấp hàng chục lần (có khoảng 34 cặp) và có chức năng tương đươngvới cặp đại từ “I và You”. Từ đây có thể nói trong hệ thống xưng hô tiếng Anh hiện tượng chỉ dùng từ I – ngôi thứ nhất số ít và You – ngôi thứ hai (ít và nhiều) là một phương sách tạo ra khoảng cách (chiến lược lịch sự âm) và ở tiếng Việt hiện tượng dùng từ thân tộc trong xưng hô là một phương sách tạo ra sự gần gũi (chiến lược lịch sự dương). Xét từ góc độ giao tiếp đây chính là yếu tố văn hóa quan trọng nhưng xét từ góc độ dịch thuật bên cạnh yếu tố văn hóa người dịch còn phải tính đến các yếu tố khác như các loại dịch (tương đương hình thức hay tương đương động), các loại văn bản (thông tin, biểu cảm…), mục đích của dịch…vv.

3.3.2 Nguyên lý hội thoại và phép lịch sự

Theo Grice [dẫn theo Nguyễn Đức Dân,11], nguyên lý cộng tác gồm một nguyên lý khái quát bao trùm và bốn phương châm.

– Nguyên lý cộng tác: Hãy làm cho phần đóng góp của mình ở một giai đoạn mà cuộc hội thoại được xem xét đúng như mục đích hay phương châm mà cuộc đối thoại đòi hỏi và mình đã chấp nhận tham gia.

– 4 phương châm:

– Phương châm lượng: Đưa ra lượng thông tin đúng như (nó) được đòi hỏi

– Phương châm chất: Nói năng phải đúng

– Phương châm liên quan: Những điều nói ra phải có liên quan đến hội thoại

– Phương châm phương thức: Nói năng phải rõ ràng, khác biệt

Nhìn chung, các phương châm có thể tóm gọn như sau: Làm thế nào để mỗi phương châm có hiệu lực và hiệu quả trong giao tiếp. Bất kì một sai lệch nào khỏi các phương châm trên đều được người tham dự (hội thoại) hiểu là sự hàm ý (implicature). Nói cách khác bên cạnh tuân thủ bốn phương châm và bằng cách như vậy tạo ra điều mà Grice gọi là hàm ý hội thoại (conversational implicature). Ví dụ, phát ngôn ‘Do you know what time is it?’ nếu được dùng như một câu hỏi sẽ chuyển nghĩa “I do not know the time: I wish to know the time”. Levinson [2, dẫn theo Mona Baker] gọi loại nghĩa này là hàm ý thông thường. Nếu cũng phát ngôn này và dùng như một câu hỏi tu từ, đúng ngữ cảnh với một ngữ điệu thích hợp, nó có thể có nghĩa: ‘You are very late’. Đây là điều mà Grice gọi là hàm ý hội thoại. Hàm ý này nãy sinh do người nói vi phạm phương châm chất vốn đòi hỏi sự chân thật: (nói năng phải đúng). Vậy sự vi phạm bất kì hoặc một vài phương châm nói trên có thể dẫn đến hàm ý hội thoại. Cho dù có một số đề xuất cho rằng nguyên lí cộng tác và các phương châm của Grice là phổ quát nhưng một số nhà ngôn ngữ không dễ dàng chấp nhận điều này. Cần lưu ý là có vẻ như các phương châm của Grice phản ánh trực tiếp các quan niệm được cho là có giá trị trong thế giới nói tiếng Anh, ví dụ sự chân thật, ngắn gọn và liên quan. Những phương châm này không nhất thiết có cùng giá trị ở nền văn hóa khác và người ta cũng không mong muốn nó làm nền tảng lý tưởng cho việc giao tiếp. Loveday [2, dẫn theo Mona Baker] quả quyết rằng tiêu chí chính xác ngôn ngữ được ưa chuộng ở văn hóa phương Tây không thể xem là điều hiễn nhiên và không được mỗi xã hội thừa nhận một cách phổ biến. Câu hỏi quan trọng nhất là liệu bốn phương châm do Grice đề xuất là thấu đáo và liệu có một phương châm nào đó phổ quát hơn ở các nền văn hóa khác nhau không?

3.3.3. Nguyên lí cộng tác và phương châm : Nói năng phải lịch sự”

Theo Mona Baker [2] chính bản thân Grice cũng thừa nhận rằng bốn phương châm là một danh sách chưa đầy đủ và gợi ý thêm những phương châm khác như “hãy nói năng lịch sự” (Be polite). Ở một số nền văn hóa có vẻ như Phương châm “nói năng phải lịch sự” quan trọng hơn hẳn các phương châm khác. Loveday [2, dẫn theo Mona Baker] giải thích rằng từ “Không” gần như là một từ thóa mạ trong tiếng Nhật vì vậy lối nói lập lờ, tránh né, thậm chí là nói dối được ưa thích hơn. Theo Condon và Yousef [4], có vẻ như có khoảng 20 cách khác nhau để chuyển nghĩa của từ đó mà không phải dùng từ ‘không’ một cách trực tiếp. Nếu đúng vậy, điều này gợi ý rằng các phương châm chất (nói năng phải đúng) và cách thức (nói năng phải rõ ràng) đã không được đếm xỉa gì khi người ta xem xét lich sự ở một số nền văn hóa. Hẳn điều này sẽ gây sự giao thoa văn hóa trong hội thoại. Theo Gibney [2,dẫn theo Mona Baker] khi Tổng thống Nixon bày tỏ lo lắng về sự xuất khẩu gia tăng của ngành dệt Nhật sang Mỹ với Thủ tướng Sato vào năm 1970. Ông Sato đã trả lời là: ‘zensho shimasu’ được dịch nguyên văn là: ‘Tôi sẽ giải quyết vấn đề đó như tôi có thể’. Đối với Nixon, câu này có nghĩa là: ‘Tôi sẽ quan tâm về điều đó’ tức là Sato sẽ giải quyết vấn đề và tìm cách cắt giảm xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với Sato, đó chỉ là cách lịch sự để chấm dứt cuộc đàm thoại. Theo Nguyễn Quang [12], ở hành động khen một bé sơ sinh, tác động của việc ‘cấm kị’ đóng một vai trò nổi trội trong văn hóa và ngôn ngữ Việt. Người Việt không nói: “Cháu bé trông xinh quá” thay vào đó họ dùng từ “trộm vía” trước lời khen “Trộm vía, cháu bé trông xinh quá”. Hoặc dùng cách nói ngược “Cháu bé trông dể ghét chưa kìa”. Theo Lương Quang Luyện [14], từ ‘trộm vía’ là một hiện tượng không thể dịch được nhưng xét từ góc độ giao thoa văn hóa, hai ví dụ trên có thể tương ứng chức năng với lời khen của ngôn ngữ Anh là: ‘He/She looks really cute’.và ngược lại khi chuyển câu trên sang tiếng Việt xét theo phương châm ‘nói năng phải lịch sự’ thì câu trên phải được dịch là: ‘Trộm vía, cháu bé trông xinh quá’/’Cháu bé trông dễ ghét chưa kìa’. Rõ ràng phép lịch sự là một quan điểm tương đối vì vậy các nền văn hóa khác nhau có các tiêu chí khác nhau về hành vi lịch sự. Các nền văn hóa cũng có các ý tưởng khác nhau về điều khác nhau về điều “ cấm kị” và “không cấm kị”. Chẳng hạn, tình dục là một vấn đề “ cấm kị” ở một số nền văn hóa phương Đông nhưng ở phương Tây “ chuyện đó” là “chuyện nhỏ”. Vậy nếu người dịch gặp các từ có bốn chữ cái (các từ chỉ các cơ quan sinh dục cũng như những từ tục tĩu trong tiếng Anh thường là những từ có bốn con chữ như “cunt, ball, cock, fuck,…” hoặc các ngôn ngữ tình dục như “oral sex”, “blow job”, “fellatio”, “cunnilingus”, “To go down on”… thì giải pháp nào người dịch phải chọn lựa cho phù hợp với độc giả của ngôn ngữ dịch (ở đây là người Việt) vốn ảnh hưởng sâu sắc lễ giáo Khổng tử. Vậy, một số ngữ cảnh dịch phải chọn lựa , xem xét góc độ văn hóa, xem ra phương châm “nói năng cho lịch sự” quan trọng hơn tính chính xác nhiều[2]. Trong tiếng Việt có những từ ngữ lịch sự như: “chuyện ấy”, “chuyện đó”, ‘chuyện người lớn’, ‘cái đó’, ‘cái ấy’ có thể dùng để thay thế các hoạt động ‘tình dục’ hoặc các từ chỉ bộ phận ‘sinh dục’. Vì vậy, người dịch có thể quyết định ‘loại bỏ’, ‘thay thế’ những từ ngữ xúc phạm độc giả ở ngôn ngữ dịch. Vậy câu ‘Let’s find a hotel and have a fuck’ (Chúng ta đi tìm khách sạn nghỉ, em nhé.), từ ‘have a fuck’ bị loại bỏ. ‘I’ve fucked Mary’, từ ‘đã làm chuyện đó’ có thể thay cho ‘fucked’. ‘Have you forgotten your tampons’, từ ‘cái gì đó’ thay cho ‘your tampons’. Quan trọng không kém ở tiếng Việt chỉ những tình huống đầy nhạy cảm này người dịch có thể dùng từ Hán-Việt vốn mang sắc thái trang trọng và thanh nhã trong khi đó thuần Việt lại có sắc thái trung hòa, khiếm nhã. Vậy các từ ‘fellatio’, ‘cunnilingus’, ‘oral sex’, ‘to go down on’.. có thể dịch là: ‘khẩu dục’. Việc có thêm một phương châm ‘nói năng cho lịch sự’ mà tầm quan trọng của nó nổi trội hơn các phương châm khác ở một số nền văn hóa cắt nghĩa các quyết định khôn ngoan của người dịch ở những tình huống nói trên.

III. Kết luận

Văn hóa và ngôn ngữ là một đề tài rộng và phức tạp và thay đổi dù có những trải nghiệm ở nền văn hóa khác nhưng người dịch phải thừa nhận: ‘Tôi mới đến vùng đất này lần đầu’ chính vì vậy khi bước vào lĩnh vực này lời khuyên sau đây của các nhà văn hóa và ngôn ngữ (Condon & Yousef)[4], nhà dịch thuật (Phan ngọc) [14]: ‘nhập gia tùy tục’ có đáng cho chúng ta suy ngẫm không?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Adler & Rodman (2006), Understaning Human Communication, Oxford Universty Press.

[2]. Baker, M. (1992), In Other Words: A Coursebook on Translation, Routledge.

[3]. Brown, P&S.Levinson (1987), Politeness: Some Universals in Language Usage, Cambridge Universty Press.

[4]. Condon. C & Yousef. S (1975), An Introduction to Intercultural Communication. Macmillan Publishing Company.

[ 5]. Drew, R. (2002), English for International Negotiations, NXB Thành Phố HCM.

[6]. Edward, F (2004), Language: Its Structure and Use, Thomson Wadsworth.

[7]. Lado, R ( 1960). Linguistics across Cultures. The Universty of Michigan Press.

[8]. Hatim & Mason (1990). Discourse and the Translator. Longman.

[9]. Paper on Translation, Aspect, Concepts & Implications. SEAMEO Regional Language Center (1993).

[10] Nguyễn văn Chiến (2004), Tiến Tới Xác Lập Vốn Từ Vựng Văn hóa Việt. NXB Khoa Học Xã Hội.

[11]. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ Dụng Học T.1.NXB Giáo Dục.

[12]. Nguyễn Quang (2004), Một Số Vấn Đề Giao Tiếp Nội Văn Hóa Và Giao Văn Hóa. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

[13]. Trần Ngọc Thêm (1999), Cở Sở Văn Hóa Việt Nam. NXB Giáo Dục.

[14]. Những Vấn Đề Ngôn Ngữ và Dịch Thuật, Trường ĐHSP Ngoại Ngữ Hà Nội (1993).

https://www.facebook.com/groups/VieTESOL/permalink/1276872235780586/

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Andy Nova sưu tầm và để lại nguyên tác, thảo luận nếu có sẽ ở mục riêng.

Post của Nguyen Phuoc VinhCo (https://www.facebook.com/vinhco.nguyenphuoc1/) trên VietTESOL

Comments

comments

Andy Nova

What do you think?

0 points
Upvote Downvote

Written by Andy Nova

TedX Speaker Youtube
Global First Prize IELTS Teacher @ IATEFL United Kingdom 2018 awarded by IELTS.org, Cambridge University, British Council...
First-prize Winner of #InnovationForGood Award
MC, Scriptwriter, Director & Producer
Co-founder, Scriptwriter, Academic Advisor @ 8IELTS VTV7
SSEAYP - Ship for Southeast Asian and Japanese Youth Program 42's VPY
AAS Australia Awardee @ Monash University
IELTS Highscorer: 9S 9L 9R 8.5W

TÍNH TỪ THUỘC NGỮ (ATTRIBUTIVE ADJECTIVE)

Một vài kinh nghiệm xin học bổng Fulbright