SỐ ĐẾM TRONG TỤC NGỮ VIỆT: MẤT TRONG DỊCH THUẬT?
Nguyễn Phước Vĩnh Cố
Theo VNExpress (24/3/17) khi chiêu đãi Thủ tướng Lý Hiển Long, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn một câu tục ngữ Việt mà qua đó ta thấy một đặc trưng mang tính văn hóa Việt khi dùng tục ngữ, thành ngữ – là thói ưa thích dùng con số như ‘vững như kiềng ba (3) chân’, ‘bốn (4) bể, năm (5) châu’….
Đó là câu ‘Cho phép tôi kết thúc bài diễn văn bằng một câu ngạn ngữ của Việt Nam ‘Một (1) cây làm chẳng lên non, ba (3) cây chụm lại lên hòn núi cao’.
Một trong những phương thức dịch thành ngữ mà theo Alan Duff trong giáo trình dịch thuật ‘Translation’ là dùng một tương đương gần (use a close equivalent). Lấy ví dụ một tương đương gần trong tiếng Việt với thành ngữ Anh như:
– Experience is better than cleverness
(Trăm (100) hay không bằng tay quen)
– The ups and downs of life
(Ba (3) chìm bảy (7) nổi)
Và khi ta tìm một tương đương gần ở tiếng Anh của câu nói ‘Một (1) cây làm chẳng lên non, ba (3) cây chụm lại lên hòn núi cao’ ta sẽ phát hiện một điều: – mất mát trong dịch (loss in translation) mà theo Nida (dẫn theo Susan Bassnett trong Translation Studies) là những khó khăn mà người dịch vấp phải khi gặp các thuật ngữ hoặc các khái niệm ở ngôn ngữ gốc (SL) vốn không hiện hữu ở ngôn ngữ dịch (TL) (the difficulties encountered by the translator when faced with terms or concepts in the SL that do not exist in the TL).
#Nguyenphuoc vinhco
https://www.facebook.com/groups/VieTESOL/permalink/1350742068393602/
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Andy Nova sưu tầm và để lại nguyên tác, thảo luận nếu có sẽ ở mục riêng.
Post của Nguyen Phuoc VinhCo (https://www.facebook.com/vinhco.nguyenphuoc1/) trên VietTESOL
Comments
- Andy’s 2nd TedX Talk – Success! - 2019-08-02
- Andy’s incoming 2nd TedX Talk - 2019-08-02
- Thử đọc Tuyên Ngôn Độc Lập bằng Tiếng Anh – Vietnam’s Proclamation of Independence in English - 2019-05-19