in

TẠI SAO CÁC PHƯƠNG NGÔN TRONG KINH THÁNH THƯỜNG ĐƯỢC DỊCH THEO NGHĨA ĐEN

TẠI SAO CÁC PHƯƠNG NGÔN TRONG KINH THÁNH THƯỜNG ĐƯỢC DỊCH THEO NGHĨA ĐEN

nguyễn phước vĩnh cố

– AN EYE FOR AN EYE

Trong Kinh Thánh, Chúa Jesus phán cùng môn đệ rằng: Các con đã nghe bảo “mắt đền mắt, răng đền răng” (You have heard that it was said: An eye for an eye, a tooth for a tooth”. Danh ngôn này được dịch theo nghĩa đen (literal translation) trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, ở văn hóa Việt ít ai nói như vậy, Danh ngôn này có nhiều hình thức tương đương trong tiếng Việt. Từ điển Anh – Việt của Viện Ngôn Ngữ học dịch là “Ăn miếng trả miếng” với ví dụ sau: “The death penalty for murders works on the principle of “An eye for an eye”. Trong phim kiếm hiệp, hai hình thức khác có thể tương đương với danh ngôn trên là “giết người đền mạng hay có vẻ giang hồ hơn “nợ máu trả bằng máu”. Nhưng câu sau đây của Ngài Mahatma Gandhi thì dịch theo nghĩa đen mới hiểu được: “An eye for eye only ends up making the whole world blind”.

– CAST/THROW PEARS BEFORE SWINE

“Pearls before swine” hoặc “casting pearls” là một phương ngôn được nêu trong Matthew 7:6 trong một bài thuyết giảng của Chúa Jesus trên núi: “Do not give what is holy to the dogs; nor cast your pearls before swine, lest they trample them under their feet, and turn and tear you in pieces. Đoạn này kể cả danh ngôn ‘cast your pearls before swine” cũng được dịch theo nghĩa đen như anh Vinh Nguyen từng đề cập ‘Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Đừng lấy của thánh mà cho chó, và đừng vất ngọc trai trước mặt heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi quay lại cắn xé các con’. Tuy nhiên, trong các từ điển Anh-Việt dịch danh ngôn này là ‘đàn gảy tai trâu’.

– SCAPEGOAT

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ‘Con dê gánh tội hay còn gọi là con dê tế thần hay Oan dương (tiếng Hebrew: עזאזל) là thuật ngữ chỉ về một con dê trong một lễ tế của người Do Thái cổ được kể lại trong sách Lê Vi, theo đó con dê này bị đuổi vào sa mạc để dâng hiến cho Azazel với ngụ ý là sẽ gánh hết mọi tội lỗi của con người trút lên đầu nó, con dê này sẽ chịu tội thay cho người Do Thái nói riêng và con người ta (dân sự) nói chung’. Từ điển Anh-Việt (Viện Ngôn Ngữ Học NXB Văn hóa Sài gòn) dịch ‘scapegoat’ là ‘người giơ đầu chịu báng’ trong ví dụ sau: ‘I was made the scapegoat, but it was the others who started the fire’ (Mình là người giơ đầu chịu báng chứ người gây ra đám cháy là người khác kia) và ta cũng bắt gặp một số hình thức tương ứng khác ở tiếng Việt như ‘con dê tế thần’.

MỘT PHƯƠNG NGÔN TRONG KINH THÁNH ĐƯỢC NHẮC ĐẾN TRONG THƯ GỞI THANH NIÊN CỦA NHÀ BÁC HỌC NGA PAVLOV (A LETTER TO THE YOUTH by Pavlov)

What is there to say about the status of our young scientist? Here, it would seem, everything is quite clear. Much is given to him, much is expected from him. For him, as for us, it is a matter of honour to justify the great trust that our country puts in science.”
Có điều đáng nói là ở phần kết luận của ‘Thư Gởi Các Nhà Khoa Học Trẻ’ nhà bác học Nga đã trích dẫn lời dạy trong Kinh Thánh (Luke 12): ‘The man to whom much is given, of him much is required; the man to whom more is given, of him much more is required’ (Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn).

PHƯƠNG PHÁP, CHIẾN LƯỢC DỊCH THÀNH NGỮ CỦA CÁC NHÀ LÝ THUYẾT DỊCH

Theo Alan Duff trong ‘Translation’ cho rằng ‘để dịch một thành ngữ thì một trong những cách là tìm một tương đương gần (nhất) (use a close equivalent) như ở tiếng Việt là ‘thiên thật’ thì ở tiếng Anh thành ngữ tương đương gần (nhất) là ‘talk of the devil’ (Anh), ‘speak of the devil’ (Mỹ) như ở ví dụ sau:
– Talk of the devil! I was just telling everyone about your promotion.
– Let’s ask Amy what she thinks – Speak of the devil, here she is!
Tuy nhiên, ‘tìm một tương đương gần nhất trong dịch thành ngữ’ theo Mona Baker trong ‘In Other Words’: A Coursebook on Translation’ được mở rộng hơn (cụ thể hơn) qua 2 cách:

1. Dịch một thành ngữ bằng cách dùng một thành ngữ có hình thức và nghĩa tương tự trong ngôn ngữ dịch/đích (Translation by using an idiom with similar form and meaning in the target language) như:
– A rolling stone gathers no moss (Đá lăn nhiều thì rêu chẳng bám được).
– Add fuel to the fire/flames (Thêm dầu vào lửa).
…..

2. Dịch một thành ngữ bằng cách dùng một thành ngữ có hình thức khác biệt nhưng nghĩa thì tương tự (Translation by using an idioms with dissimilar form but similar meaning) như:
– The grass is (always) greener on the other side (of the fence) (Đứng núi này trông núi nọ).
– Birds of a feather (flock together) (Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã).
– A scrat to catch a mackerel (Thả con săn sắt bắt con cá rô).
Bàn về cách dịch ẩn dụ (the translation of metaphor) trong ‘Approaches to Translation’, Peter Newmark có đề xuất 2 trong 7 phương thức dịch ẩn dụ mà có chung điểm với 2 chiến lược dịch thành ngữ của Mona Baker:

1. Tái tạo cùng một hình ảnh trong ngôn ngữ đích/dịch như ví dụ ‘His life hangs on the thread’ (Đời hắn như chỉ mành treo chuông)

2. Thay thế một hình ảnh trong ngôn ngữ gốc bằng một hình ảnh khác trong ngôn ngữ đích/dịch như ‘The youngest daughter is the apple of her mother’s eye (Cô gái út là cục cưng của người mẹ)

PHƯƠNG NGÔN TRONG KINH THÁNH & PHƯƠNG PHÁP DỊCH NGHĨA ĐEN

Quay trở lại câu hỏi “Tại sao phương ngôn ‘cast pearls before swine’ trong Kinh Thánh lại được dịch theo nghĩa đen (literal translation), theo Katharine Barnwell trong ‘Introduction to Semantics and Translation’ thì lối dịch/bản dịch theo từ đối từ (‘word for word’ translation) là lối dịch bám sát HÌNH THỨC thông điệp ngôn ngữ gốc (follows closely the FORM of the source message) được gọi là lối dịch theo nghĩa đen (literal translation) và lối dịch/bản dịch theo nghĩa đen có cải biên (modified literal translation) theo sát hình thức của ngôn ngữ gốc càng sát càng tốt là một trong hai phương thức thường dùng để dịch Kinh Thánh. Phương thức còn lại là dịch đặc ngữ (idiomatic translation) nhằm diễn tả NGHĨA của văn bản gốc theo hình thức tự nhiên nhất của ngôn ngữ đích/dịch (express the MEANING of the source text in the natural form of the receptor language) mà được phản ảnh trong công trình nghiên cứu ‘Translating the Word of God’ của hai tác giả Beekman và Callow.

https://www.facebook.com/groups/VieTESOL/permalink/1261792630621880/

Comments

comments

Andy Nova

What do you think?

0 points
Upvote Downvote

Written by Andy Nova

TedX Speaker Youtube
Global First Prize IELTS Teacher @ IATEFL United Kingdom 2018 awarded by IELTS.org, Cambridge University, British Council...
First-prize Winner of #InnovationForGood Award
MC, Scriptwriter, Director & Producer
Co-founder, Scriptwriter, Academic Advisor @ 8IELTS VTV7
SSEAYP - Ship for Southeast Asian and Japanese Youth Program 42's VPY
AAS Australia Awardee @ Monash University
IELTS Highscorer: 9S 9L 9R 8.5W

MỘT SỐ TỪ NGỮ TIẾNG ANH LIÊN QUAN ĐẾN ‘TRÁI BÓNG TRÒN’

GIỚI TỪ & DỊCH THUẬT BESIDES, EXCEPT, APART FROM