“Thầy ơi, em muốn hỏi cách học Reading ạ. Hôm nay em có nc với 1 chị dc 8.0 reading ( cũng từng bế tắc ở reading tầm 6.5 và mãi ko lên được ). Sau đó chị ấy thay đổi cách đọc: đọc 1 lượt câu hỏi ( note lại những từ đặc trưng như tên,năm, địa điểm,… ) xong đọc cả đoạn rồi quay ra trả lời câu hỏi. Làm thế khá mất tgian nếu chưa quen, đặc biệt là e đọc xong có khi quên luôn chẳng nhớ dc câu hỏi, nói gì đến cả đoạn. Nhưng mà cách này lại có hiệu quả với chị ấy là ko sót thông tin, và đoán dc ý của câu trk dựa vào câu sau.
Để kéo điểm reading lên thì có nên thay đổi lại cách đọc ko ạ thay vì cứ liên tục làm đề, tích lũy vocab và synonyms ?”
Về cách trả lời đề thi Reading IELTS:
theo th là chỉ khi em gặp bế tắc như chị ấy thì mới nên thay đổi phương pháp, còn không nếu vẫn tăng điểm thì cứ học theo những cách phổ biến mà mọi người dùng thấy hiệu quả. trong quá trình tất nhiên em có thể thử nhiều phương pháp để thấy mới lạ, tuy nhiên em cũng cần nghiệm lại sau mỗi lần thử xem mình có hợp với phương pháp đó không. ở đây như chúng ta thấy là cần người đó có trí nhớ khá là tốt, nếu em không thấy mình hợp thì cũng k nên áp dụng. mỗi người có 1 cách học phù hợp với nhau tùy vào sở trường của mình. cách làm để IELTS có thể cho phép chúng ta làm đúng hết mà không cần phải đọc cả bài như bạn này.
Về cách ôn thi:
cái quan trọng nhất theo thầy là em nên chia nhỏ 1 khó khăn lớn ra thành những khó khăn nhỏ, và giải quyết từng cái một. ví dụ đừng nên chỉ đơn thuần nói rằng “Em đọc kém”, hoặc “kỹ năng đọc của em luyện mãi mà chỉ tầm 30/40”. Thử thống kê khoảng 2-3 bài 30/40 của mình xem mình hay đúng ở những dạng bài nào, và hay sai ở những chỗ nào. Lúc mình sai thì là do thiếu vốn từ về idiom, hay về cấu trúc câu, hay về chính tả số ít số nhiều…? Từ đó tìm thêm những bài tập chuyên về luyện để khắc phục kỹ năng đó, hoặc cứ bẵng đi 1 thời gian in ra những chỗ đã từng làm lỗi, làm lại xem còn vấp không. Với listening cũng vậy, tìm những bài chuyên về nghe số, thậm chí chia rất nhỏ ra là nghe số thập phân, nghe số tiền, nghe số nhà… Nghe thì có vẻ kỳ công, nhưng thật ra ví dụ 1 quyển sách dạy thì họ phải dạy tất cả, nhưng chúng ta chỉ chọn ra đúng cái cần học thôi chứ k làm cả quyển. (Ví dụ ngữ pháp thấy yếu Bị động thì cả quyển ngữ pháp giở ra chỉ làm đúng unit bị động thôi, các bài khác k cần làm). Mỗi người sẽ bị hổng ở một chỗ khác nhau, sẽ tiết kiệm được thời gian cho em rất nhiều nếu như em biết được đúng cái gì chính mình cần thôi chứ không phải học tất.
Về chuyện luyện Vocab:
Luyện Vocab là một thứ rất khó nếu như em chỉ học trên giấy. Con người lưu giữ ký ức bằng cả 5 giác quan, chính vì thế nếu chỉ có text input, và lại 1 ngày cố học cả 1 list từ mà em tự bản thân không thấy tâm đắc, không thấy dùng lại được bao giờ thì đảm bảo không nhớ được lâu. Cách học lên Vocab nhanh nhất là học các gốc từ (tiền tố, hậu tố, các morpheme cơ bản), để có thể nhận ra nghĩa các từ phái sinh (học 1 biết 10). Học theo topic cũng được nhưng đòi hỏi em phải chủ động nhớ và kết hợp với vẽ vời vào note, thiết kế mindmap hệ thống lại chứ k chỉ phụ thuộc vào làm xong bài tập trong sách của họ rồi thôi. Còn cách học từ vựng tốt nhất là mỗi 1 từ học qua phim ảnh, hoặc Youtube, và cố gắng dùng lại ngay từ đó trong cái tuần mà mình tìm thấy nó. Ở đây nói thì sẽ rất dài, nếu mọi người có đủ nhiều yêu cầu thì có thể comment các khó khăn của mình, th sẽ tổng hợp và làm thành clip hướng dẫn nếu có thời gian. Ngoài ra thầy sẽ bổ sung dần các hướng dẫn hay ho đã có trên mạng về chuyện luyện vocab.
Như vậy, câu trả lời là không phải có nên tiếp tục học Vocab không, mà là có nên tiếp tục học Vocab theo phương pháp mà em vẫn đang áp dụng không.
Comments
- Andy’s 2nd TedX Talk – Success! - 2019-08-02
- Andy’s incoming 2nd TedX Talk - 2019-08-02
- Thử đọc Tuyên Ngôn Độc Lập bằng Tiếng Anh – Vietnam’s Proclamation of Independence in English - 2019-05-19