Trời ơi, sao lúc nào cũng cứ chết ở cái Tiếng Anh với cả phiên dịch vậy? Chẳng lẽ ở VN không bao giờ kiếm được phiên dịch tử tế cho các sự kiện quan trọng đến thế này? Cứ bảo là ngoại ngữ không quan trọng đi, nhưng rõ ràng những câu hỏi dạng này nếu không biết Tiếng Anh sẽ không thể nào trả lời tử tế được. Người phiên dịch cũng dịch kiểu lấp liếm, lấy lệ. Dịch câu hỏi sai đã làm độ khó tăng lên vài lên, đặc biệt lúc dịch ngược lại còn làm mất mất luận điểm chính của HHVN là về bảo vệ sức khỏe con người và lạm dụng tình dục (hoàn toàn không dịch). Chỉ có nói đi nói lại là tôi ủng hộ #MeToo vì “Women’s rights” mà không có dẫn chứng, lý do (như Nie đã trả lời) thì làm sao mà thuyết phục được ai.
Về nguyên tắc, mỗi khi gặp một thuật ngữ mới (như kiểu lần trước Nam Em bị cái câu hỏi cụt lủn kiểu “hashtag #Empowered to make a change”
https://tuoitre.vn/nam-em-o-miss-earth-cau-tra-loi-ung-xu-sai-bet-nhe-1210003.htm
Thì người phiên dịch hoàn toàn nên dành thời gian thêm để giải thích, thậm chí giữ nguyên một vài thuật ngữ tiếng Anh và nói lại cho HH cũng được. Riêng việc làm như thế (chưa cần dịch chuẩn) đã có thể giúp 2 việc:
1. Có thêm thời gian cho HH bình tĩnh lại và suy nghĩ nhiều hơn về câu hỏi (ở đây các phiên dịch lại chỉ toàn dùng 1 nửa thời gian để dịch, ví dụ bản tiếng Anh của Steve Harvey đọc trong 14s, phiên dịch chỉ dùng có 8s để dịch Anh-Việt. Câu trả lời của Nie cũng nói rất hùng hồn cùng luận điểm trong 9s, phiên dịch cũng chỉ dịch Việt-Anh trong 6s và mất hết tất cả các luận điểm. KHÔNG VIỆC GÌ PHẢI VỘI NHƯ THẾ CẢ.
2. Cảnh báo trước với HH về những cái thuật ngữ trong ngôn ngữ gốc, ví dụ các cách nói Hashtag hoặc Politically correct. Không biết dịch thế nào thì có thể giữ nguyên tiếng gốc, kèm ghi chú, ví dụ “Ở bên này người ta có dùng thuật ngữ là Politically correct” hoặc hashtag để chỉ về hiện tượng này. Mục đích để đánh tiếng rằng có thể có những cái ý thêm cần được trả lời trong câu hỏi, để HH có thể nói thêm và bét ra nhắc lại cái keyword đó trong câu trả lời thì nghe nó cũng trúng hơn chứ không kiểu “ông hỏi gì kệ ông, tôi có chuẩn bị câu trả lời sẵn rồi”
Việt Nam ơi là Việt Nam, ông không cần phải giỏi Tiếng Anh, ông chỉ cần làm hết trách nhiệm thôi là đã đỡ cho con người ta lắm rồi
Bài viết tường thuật sự kiện kèm video:
Trong buổi chung kết Miss Universe 2018 diễn ra tại Thái Lan vào sáng nay, Hoa hậu H’Hen Niê của Việt Nam đã làm nức lòng người hâm mộ khi được xướng tên vào Top 5 chung cuộc. Dù phải dừng chân tại top 5 nhưng không thể phủ nhận đây đã là bước tiến quá xuất sắc và đáng tự hào của Việt Nam trên đấu trường sắc đẹp quốc tế. Tuy rất vui mừng vì thành tích tuyệt vời này, thế nhưng nhiều người vẫn tỏ ra tiếc nuối và cho rằng H’Hen Niê còn có thể tiến sâu hơn nữa nếu không gặp phải lỗi phiên dịch không đầy đủ và chuẩn xác trong phần thi ứng xử.
H’Hen Niê trả lời phần thi ứng xử Top 5 Miss Universe 2018
Câu hỏi phần thi ứng xử của Hoa hậu H’Hen Niê trong cuộc thi Miss Universe 2018
Cụ thể trong phần thi này, Steve Harvey đã hỏi H’Hen Niê: “The #MeToo movement has sparked a global conversation. In response, some have said that the world has become too politically correct. Do you think the #MeToo movement has gone too far?” (Phong trào #MeToo đã làm nổ ra cuộc tranh luận trên toàn cầu. Đáp lại, một số người cho rằng thế giới vì phong trào này mà đã trở nên quá “đúng đắn về chính trị”. Vậy bạn có nghĩ phong trào #MeToo đã đi quá xa?).
Phiên dịch viên của H’Hen Niê đã dịch câu hỏi này thành: “Phong trào #MeToo đã làm thế giới nói chuyện về nhiều. Em có nghĩ là phong trào #MeToo đã nói quá không?”.
Dân mạng cho rằng đây là một câu phiên dịch vô cùng tối nghĩa và đã bỏ qua cụm từ quan trọng nhất của câu hỏi, đó chính là “đúng đắn về chính trị” (politically correct). Vậy cụm từ có phần còn xa lạ với đa số người Việt Nam này thực chất có nghĩa là gì?
Thuật ngữ “Đúng đắn chính trị” (Đúng đắn về mặt chính trị, thường được viết tắt là PC trong tiếng Anh, bắt nguồn từ chữ political correctness) được sử dụng để mô tả ngôn ngữ, chính sách, hoặc các biện pháp nhằm tránh các hành vi gây bất lợi cho các thành viên của các nhóm cụ thể trong xã hội.
Từ cuối những năm 1980, thuật ngữ này đề cập đến việc tránh sử dụng ngôn ngữ hoặc hành vi mà có thể bị coi là làm bất lợi hoặc phân biệt đối xử, loại trừ về mặt xã hội các nhóm người được xác định bởi giới tính hoặc chủng tộc.
Nó bắt đầu với thiện ý để tránh những cách nói thể hiện sự phân biệt kì thị chủng tộc hay giới tính. Ví dụ thay vì nói “người da đen”, người ta tìm cách nói “người Mĩ gốc Phi”, hay để gọi “người da đỏ” thì phải dùng “người bản địa Mỹ” để tránh thái độ phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên tình trạng này trở nên mất kiểm soát khi bị lạm dụng và thổi phồng quá đà, làm nhiều người trở nên nhạy cảm một cách tiêu cực, bởi người ta không thể nói gì mà không xúc phạm ai đó. Kết cục nó biến tướng thành một kiểu cực đoan không khoan nhượng, được che đậy vỏ bọc nhân văn chủ nghĩa.
Vậy phải chăng nếu được dịch sát nghĩa và đầy đủ hơn trong phần thi ứng xử thì H’Hen Niê sẽ có cơ hội chạm tay vào chiếc vương miện Hoa hậu Hoàn vũ 2018?
H’Hen Niê tại Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2018
Comments
- Andy’s 2nd TedX Talk – Success! - 2019-08-02
- Andy’s incoming 2nd TedX Talk - 2019-08-02
- Thử đọc Tuyên Ngôn Độc Lập bằng Tiếng Anh – Vietnam’s Proclamation of Independence in English - 2019-05-19